Khi nghĩ đến nhà xưởng, chúng ta hay mường tượng ra những khoang chứa vật liệu bừa bãi, các kho hàng bụi bặm hay khu sản xuất chật chội, nóng bức. Tuy nhiên, những công trình chỉ có công năng mà tính thẩm mỹ thấp đã không còn có thể làm hài lòng các chủ đầu tư. Để nhà xưởng không những tối ưu hóa được công năng mà còn có tính thẩm mỹ cao, việc có một bản thiết kế tốt là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Vsteel điểm qua 05 mẫu thiết kế nhà xưởng được sử dụng nhiều nhất trong năm 2019 vừa qua.
Khu nhà xưởng là nơi doanh nghiệp chế tạo sản phẩm, trong khi văn phòng được dùng để quản lý dữ liệu và điều phối các hoạt động diễn ra trong công ty. Thay vì tách biệt hai không gian trên, việc tích hợp nhà xưởng và văn phòng là sự lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Với sự kết hợp này, chủ đầu tư sẽ tiết kiệm được đáng kể diện tích xây dựng mà vẫn đáp ứng đầy đủ các công năng cần thiết trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, các bộ phận trong công ty sẽ được liên kết hơn khi nhân viên có thể trực tiếp theo dõi tiến độ công việc và tiết kiệm thời gian, công sức di chuyển giữa nhà máy và xí nghiệp. Kiểu hình nhà xưởng này thường được áp dụng cho ngành sản xuất phụ tùng ô tô, nội thất, thực phẩm, thiết bị y tế, và linh kiện điện tử, cũng như gia công bao bì, may mặc cao cấp và công nghiệp cơ khí.
Hiện tại, nhiều dự án xây dựng tại Việt Nam vẫn sử dụng bê tông cốt thép. Đây là hai loại vật liệu cứng cáp, có tính bền cao và khả năng chịu ăn mòn và chịu lửa tốt. Dạng nhà xưởng này thường sử dụng kết cấu cột, dầm sàn bằng bê tông và mái khung thép để tận dụng khả năng vượt nhịp lớn của thép. Mái nhà xưởng thường có thêm lớp cách nhiệt để chống nóng và giảm tiếng ồn, kiểu thiết kế này thường khá thoáng mát, rộng rãi và thích hợp với cường độ sản xuất cao.
Tuy nhiên, quá trình thi công nhà xưởng bằng bê tông cốt thép lại khá phiền toái với nhiều chi phí cho nhân công và chất thải phát sinh trong thời gian xây dựng. Vì vậy, trong những năm gần đây các chủ đầu tư đang tìm kiếm cách khắc phục nhược điểm của phương pháp trên.
Đây là kiểu nhà xưởng được cấu tạo từ các vật liệu thép rời và lắp đặt theo bản vẽ kỹ thuật có sẵn. Việc hoàn thiện một công trình với khung thép tiền chế gồm có 3 giai đoạn chính: thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trường. Toàn bộ kết cấu thép thường được sản xuất đồng bộ tại nhà máy rồi sau đó mới được dựng thành nhà xưởng.
Ưu điểm lớn của cách thiết kế này là chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng diện tích, quy mô xí nghiệp. Đồng thời, mô hình với khung thép tiền chế có thể được gỡ rời và di chuyển sang địa điểm mới trong trường hợp chủ đầu tư muốn thay đổi nơi đặt nhà xưởng. So với các loại vật liệu khác, khung thép có trọng lượng nhẹ và tính đồng bộ cao, nhờ đó giúp làm giảm áp lực tải trọng về mọi mặt cho cả công trình. Khác với các kiến trúc truyền thống, mẫu nhà xưởng với khung thép tiền chế sử dụng cấu kiện làm sẵn từ nhà máy và có quá trình lắp dựng đơn giản, nhanh gọn, không cần tới nhiều vật liệu phụ. Vì vậy, kiểu nhà xưởng này chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí. Nhìn chung, đây là hệ thống xây dựng có tính linh hoạt và thực tiễn cao, dễ dàng đáp ứng mọi yêu cầu về công năng và thẩm mỹ từ chủ đầu tư.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về loại hình thiết kế này?
Để khắc phục sự ồn ào, bụi bặm của nhà xưởng, chủ doanh nghiệp có thể trồng cây xanh và xây thêm hồ nước trong quá trình thi công. Việc tích hợp hệ sinh thái trong khuôn viên nhà xưởng sẽ giúp môi trường lao động của công nhân luôn được sạch sẽ và thoáng mát.
Dù nhà đầu tư phải tốn thêm chi phí để kiến tạo và duy trì hệ sinh thái, họ sẽ được đền bù bằng nhiều lợi ích lâu dài. Một không gian tốt không chỉ đảm bảo sức khỏe cho người công nhân mà còn giúp họ tăng năng suất khi làm việc. Ngoài ra, Việt Nam hiện nay đang đối diện với vô số các vấn đề môi trường do tình trạng nóng lên toàn cầu. Để hạn chế chất thải công nghiệp và bảo vệ trái đất, việc thiết kế cảnh quan xanh đã trở thành một hạng mục không thể thiếu khi quy hoạch nhà xưởng. Ngoài ra, nếu chủ đầu tư biết bố trí hệ sinh thái này theo quy luật phong thủy, việc làm ăn của xí nghiệp sẽ càng thêm phát đạt, tấn tới.
Với diện tích đất nền ngày càng chật hẹp, nhu cầu xây dựng nhà xưởng nhiều tầng ngày càng cao và các mẫu nhà xưởng nhiều tầng rất đa dạng với vật liệu hoàn thiện xung quanh nhà có thể là xây tường, panel hoặc sử dụng tôn bao che.
Bạn muốn chọn thiết kế nào cho nhà xưởng của mình? Hãy để lại bình luận phía dưới và cho chúng tôi biết nhé!
Kết cấu thép VSTEEL