Bài viết chuyên môn

Quy định PCCC cho nhà xưởng

# Quy định PCCC cho nhà xưởng

Hoàng Nam / 11/28/2018 10:50:04 PM

Gần đây trên cả nước liên tục xảy ra các vụ hỏa hoạn gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản dấy lên mối lo ngại và các cơ quan chức năng liên tục đi rà soát về an toàn phòng cháy trong địa bàn, nhất là các khu vực dễ sảy ra cháy như nhà xưởng, nhà kho và các khu dân cư…

Trước khi tiến hành xây dựng nhà xưởng, chủ đầu tư phải làm hồ sơ xin cấp phép xây dựng và yêu cầu bắt buộc phải có thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy hoặc phương án phòng cháy chữa cháy.

Xem thêm bài viết: 

Nghị định 79/2014 Luật PCCC

Vấn đề Phòng cháy chữa cháy cho nhà xưởng, Nghị định Chính phủ 79/2014/NĐ-CP ban hành ngày 31 tháng 07 năm 2014 bao gồm 09 Chương, 58 điều Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy ( PCCC):

Điều 7. Chương III: Điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở

1. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC sau đây:

Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.

Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ PCCC trong cơ sở.

Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về PCCC.

Có quy trình kỹ thuật an toàn về PCCC phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Có lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện PCCC khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an.

Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC theo quy định của Bộ Công an.

2. Các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC.

3. Điều kiện an toàn về PCCC quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Điều 11 chương III: Điều kiện an toàn về phòng cháy quy định như sau:

Đối với nhà khung thép mái tôn có diện tích vượt quá diện tích khoang ngăn cháy theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC phải bảo đảm các điều kiện sau:

Có giải pháp chống cháy lan bằng kết cấu xây dựng hoặc hệ thống PCCC.

Có giải pháp tăng giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng chủ yếu theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC nhằm hạn chế nguy cơ sụp đổ khi xảy ra cháy.

Điều 13 chương III: Yêu cầu về PCCC khi lập dự án và thiết kế xây dựng công trình

Khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về PCCC phải bảo đảm các nội dung sau:

1. Địa điểm xây dựng công trình phải bảo đảm khoảng cách an toàn về PCCC đối với các công trình xung quanh.

2. Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.

3. Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ của công trình và việc bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư phải bảo đảm các yêu cầu an toàn về PCCC.

4. Lối thoát nạn (cửa, lối đi, hành lang, cầu thang thoát nạn), thiết bị chiếu sáng, thông gió hút khói, chỉ dẫn lối thoát nạn, báo tín hiệu; phương tiện cứu người phải bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn.

5. Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động phải bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy phải bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy.

6. Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác phải bảo đảm số lượng; vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC.

7. Trong dự án và thiết kế phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục PCCC. 

Download nghị định 79-2014

Để download Nghị định 79-2014, các bạn có thể tải file PDF tại link sau: https://www.vsteel.vn/tai-lieu-khac


Tóm tắt Nghị định 79

Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Điều 3. Giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về PCCC

Điều 4. Phụ lục

Chương II: PHÒNG CHÁY

Điều 5. Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC

Điều 6. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ

Điều 7. Điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở

Điều 8. Điều kiện an toàn về PCCC đối với khu dân cư

Điều 9. Điều kiện an toàn về PCCC đối với hộ gia đình

Điều 10. Điều kiện an toàn về PCCC đối với phương tiện giao thông cơ giới

Điều 11. Điều kiện an toàn về PCCC đối với công trình cao tầng, nhà khung thép mái tôn

Điều 12. Yêu cầu PCCC khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

Điều 13. Yêu cầu về PCCC khi lập dự án và thiết kế xây dựng công trình

Điều 14. Kinh phí PCCC trong đầu tư, xây dựng

Điều 15. Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về PCCC

Điều 16. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới, đơn vị tư vấn dự án, giám sát thi công, đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng, cơ quan phê duyệt dự án, cơ quan cấp giấy phép xây dựng và cơ quan Cảnh sát PCCC trong đầu tư, xây dựng công trình

Điều 17. Nghiệm thu về PCCC

Điều 18. Kiểm tra an toàn về PCCC

Điều 19. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không đảm bảo an toàn về PCCC

Điều 20. Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân

Chương III: CHỮA CHÁY

Điều 21. Phương án chữa cháy

Điều 22. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy

Điều 23. Huy động xe ưu tiên, người và phương tiện của quân đội, của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để tham gia chữa cháy

Điều 24. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy

Điều 25. Hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy

Điều 26. Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người và phương tiện được huy động chữa cháy và tham gia chữa cháy

Điều 27. Cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy

Điều 28. Người chỉ huy chữa cháy

Điều 29. Nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy

Điều 30. Tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản khi chữa cháy

Điều 31. Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của các thành viên các cơ quan này

Chương IV: TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 32. Tổ chức, quản lý lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC cơ sở và chuyên ngành

Điều 33. PCCC tình nguyện

Điều 34. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành

Điều 35. Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành

Điều 36. Điều động lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động PCCC

Điều 37. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát PCCC

Chương V: PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 38. Phương tiện PCCC

Điều 39. Trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát PCCC

Điều 40. Quản lý và sử dụng phương tiện PCCC

Chương VI: KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 41. Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC

Điều 42. Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh về hoạt động tư vấn chuyển giao công nghệ PCCC; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC

Điều 43. Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở thi công, lắp đặt hệ thống PCCC

Điều 44. Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị PCCC

Điều 45. Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư PCCC

Điều 46. Điều kiện đối với cá nhân hành nghề dịch vụ PCCC

Điều 47. Văn bằng, chứng chỉ về PCCC và điều kiện đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về PCCC

Điều 48. Hồ sơ, thủ tục xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC

Điều 49. Quản lý, sử dụng, đổi, cấp lại, thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC

Điều 50. Xử lý đối với doanh nghiệp, cơ sở đang kinh doanh dịch vụ PCCC và cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề về PCCC trước ngày Nghị định này có hiệu lực

Chương VII: ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 51. Sử dụng nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động PCCC

Điều 52. Ngân sách đầu tư cho hoạt động PCCC

Điều 53. Khuyến khích đầu tư cho hoạt động PCCC

Chương VIII: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 54. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Công an

Điều 56. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

Chương IX: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 57. Hiệu lực thi hành

Điều 58. Hướng dẫn thi hành

Kết cấu thép VSTEEL

Tin liên quan

Tin khác