Tin tức

Thị trường thép trong nước trước thách thức từ thép nhập ngoại

Thị trường thép trong nước trước thách thức từ thép nhập ngoại | VSTEEL

Hoàng Nam / 8/30/2015 12:14:27 AM

Khi Hiệp định tự do FTA được ký kết để mở rộng hợp tác kinh tế tự do sâu hơn thì ngành thép được đưa vào diện ngành chịu sự cạnh tranh cao nhất.

Hiện nay trên thị trường khi mà Hiệp định tự do FTA được ký kết để mở rộng hợp tác kinh tế tự do sâu hơn thì ngành thép được đưa vào diện ngành chịu sự cạnh tranh cao nhất.

Khi hiệp định tự do FTA được ký kết cũng với những khó khăn của ngành thép thì những ngành xuất khẩu như dệt may, thủy sản, đồ gỗ được mở cửa và được giảm thuế . Ngành thép phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Và cũng chưa cần phải đợi VKFTA có hiệu lực, thép nhập khẩu từ Hàn Quốc hiện đã rất sẵn sàng tại thị trường trong nước. Chỉ riêng quý I/2015, Việt Nam đã nhập khẩu gần 400.000 tấn sắt thép Hàn Quốc, tăng 17,6%, trị giá hơn 400 triệu USD. Nhập khẩu thép từ Hàn Quốc chỉ đứng sau Trung Quốc và Nhật Bản.

Sau khi FTA được ký kết Việt Nam sẽ cắt giảm thuế quan với 92,7% giá trị nhập khẩu, chiếm 89,2% số dòng thuế, chủ yếu với các nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt, may, nguyên liệu nhựa, sản phẩm sắt thép, dây cáp điện… nhập khẩu từ Hàn Quốc theo cam kết VKFTA.Trong khi đó, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh Hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan (VCUFTA) hiện đã kết thúc đàm phán và chỉ chờ ngày ký kết, với cam kết giảm thuế nhập khẩu về 0% đối với các mặt hàng thép từ 3 nước trên, được cho là điều khủng khiếp với ngành thép nội địa.

Căn cứ vào nội dung bản chào khi đàm phán Hiệp định VCUFTA, Việt Nam sẽ cắt giảm hơn 167 mã hàng hóa của ngành thép về 0%, trong lộ trình 3-5 năm khi VCUFTA có hiệu lực.

Cần phải nói thêm, các doanh nghiệp thép của Nga cũng có nhiều lợi thế tạo lên sức cạnh tranh rất lớn. Với tổng sản lượng sản xuất lên tới gần 70 triệu tấn/ năm, đứng thứ 5 toàn cầu, sở hữu công nghệ sản xuất hiện đại với 70% sản xuất bằng lò cao, đã có sẵn thị phần 8,1% sản phẩm xuất khẩu vào châu Á và chi phí sản xuất rất cạnh tranh thì chỉ cần VCUFTA được thông qua, thép Nga sẽ nhanh chóng gia tăng tại Việt Nam.

Kết cấu thép Vsteel tổng hợp từ giatrongngay.

 

Tin liên quan

Tin khác