Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ý, Renzo Piano (cũng là người đã thiết kế nên Trung tâm Pompidou ở Pháp), sân bay quốc tế Kansai được chính phủ Nhật Bản xây dựng trên hòn đảo nhân tạo ngoài khơi Vịnh Osaka, có chiều dài 4km và chiều rộng 2,5km.
Với sự tham gia và làm việc miệt mài của hơn 10.000 công nhân và kĩ sư trong vòng 6 năm (1988-1994), công trình được tạo ra từ một bức tường đá dày 3m được khai thác từ các ngọn núi, và hàng ngàn khối bê tông để lấy đầy được thi công trên biển, với một chiếc cầu dài hơn 3km nối từ hòn đảo với đất liền.
Công trình sử dụng giải pháp kết cấu thép tiền chế với mái nhấp nhô được đỡ bởi hệ dàn không đối xứng, tạo một tầm nhìn không hạn chế trên mặt bằng với sự liên tục giữa tòa nhà chính của sân bay với các cổng chờ. Một lí do khác để chọn kết cấu mái cong dạng vòm, đó là yếu tố đặc trưng của các công trình biển-áp lực gió lớn, và cách tốt nhất để làm giảm áp lực này, đó là tạo ra độ cong cho mái, mái càng cong, áp lực gió sẽ càng giảm, đồng thời cũng để tạo ra điểm nhấn cho công trình.
Hệ thống dàn được tạo thành từ các thanh thép hình thành nên những ô chữ thập với vị trí liên kết giữa các thanh là vị trí tiếp tuyến của đường cong, mỗi nhịp của dàn là 80 mét, được đặt trên hệ thống hai cột đỡ phía bên trong.
42 cổng chờ kết hợp với phần chính của toà nhà hình thành nên đường băng cho sân bay, phần bao che của công trình được làm từ những tấm kính mờ, và độ cao của dàn mái được giảm dần theo chiều hướng ra biển. Tất cả những điều này được thiết kế để làm tăng tối đa tầm nhìn cho phi công, tránh những tai nạn không đáng có có thể xảy ra.
Nhưng tất cả những điều trên chưa phải là những gì tinh tuý nhất của sân bay Kansai. Là một sân bay được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo giữa biển, thì việc tạo ra một khối móng vững chắc, để gánh chịu được tải trọng của công trình, cũng như hạn chế độ lún theo thời gian, thật sự là một bài toán rất khó và phức tạp đối với người thiết kế.
Được tạo thành từ hơn 1 triệu cọc ép cắm vào tầng đất nhão có độ dày 20m tính từ đáy biển, sau đó đổ đất lên để tạo ra áp lực làm nước thoát ra ngoài để hạn chế gây lún cho công trình trong quá trình sử dung. Và cuối cùng tạo nên bức tường bằng đá và cát, lắp bằng bê tông để tạo nên sân bay, và sử dụng hệ chịu lực kết cấu thép nhằm giảm tải trọng cho công trình. Tất cả những việc đó đã được các kĩ sư tính toán vô cùng kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, thiên nhiên như muốn thử thách khả năng của con người, chỉ sau một thời gian ngắn công trình được đưa vào hoạt động, công trình đã vượt quá giới hạn cho phép độ lún cho phép. Và họ lại tiếp tục làm việc, bồi đắp hòn đảo này, cứ bình quân mỗi ngày hòn đảo lún 1mm, thì đến khi hòn đảo ổn định (30-50 năm), thì công trình vẫn còn cao hơn mực nước biển 4m.
Cho đến ngày hôm này, sân bay quốc tế Kansai vẫn ở đó, mạnh mẽ và kiên trì thách thức thiên nhiên, thể hiện tinh thần và ý chí của con người.
Công ty CP tư vấn đầu tư nhà thép Việt Nam - VSTEEL tổng hợp từ design.vn