Những năm đầu của thập kỷ 1970, một công nghệ mới với thuật ngữ là Building Information Modeling (BIM) đã xuất hiện trong ngành công nghiệp xây dựng, sử dụng mô hình ba chiều (3D) để thiết lập, phân tích và truyền đạt thông tin của công trình.
Mô hình Bim
Tuy nhiên phải đến năm 2002, tên gọi Building Information Modeling (BIM) được Autodesk đặt ra và được phổ biến rộng rãi bởi Jery Laiser (một chuyên gia phân tích công nghiệp người Mỹ) để mô tả mô hình không gian ba chiều thiết lập bằng công cụ máy tính để thể hiện các vật thể. Nó giúp quá trình trao đổi và chia sẻ thông tin của công trình bằng cách số hóa. Các nhà tư vấn thiết kế cũng như các nhà thầu xây dựng có thể sử dụng các phần mềm BIM (chẳng hạn như Autodesk Revit Architectural, Revit Structure, Revit MEP, v.v.) để tạo nên một mô hình của công trình trên máy vi tính giống hệt như công trình thực tế ở ngoài công trường.
Mô hình 3D chứa các thông tin của dự án, thể hiện tất cả các mối liên hệ về mặt không gian, các thông tin hình học, kích thước, số lượng, vật liệu của các cấu kiện, bộ phận của công trình, thời gian thi công, nhà thầu…
Theo định nghĩa của Autodesk, BIM (Mô hình Thông tin Xây dựng) là viết tắt của Building Information Modeling - là một mô hình 3D thông minh chứa thông tin giúp các kiến trúc sư, kỹ sư nhà quản lý hiểu và nắm rõ dự án trong các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình.
Bim ứng dụng trong tất cả các quá trình của dự án
Như vậy BIM không đơn thuần chỉ là một mô hình 3D, BIM là công nghệ tạo dựng và sử dụng mô hình kĩ thuật số cho công việc thiết kế, thi công và cả quá trình vận hành sử dụng dự án. Phần mềm đơn giản chỉ là một công cụ để BIM được thực hiện. BIM chứa đựng những thay đổi mang tính cách mạng trong việc thông tin của công trình xây dựng được tạo ra, thể hiện, và sau này được sử dụng trong quá trình xây dựng. Do hợp nhất được thông tin từ tất cả các khía cạnh của quá trình xây dựng công trình nên BIM có thể làm tăng hiệu quả sử dụng và tính sẵn có của các thông tin này lên gấp nhiều lần.
BIM liên quan đến tất cả các bên tham gia trong toàn bộ vòng đời của dự án như kiến trúc sư, kĩ sư, nhà thầu, chủ đầu tư, Ban quản lý khai thác sử dụng tòa nhà…, tất cả những người góp sức và trao đổi thông qua việc chia sẻ mô hình BIM.
Tất cả các dữ liệu liên quan đến mô hình công trình đều được lưu trữ tại môi trường trao đổi dữ liệu chung (CDE -Common Data Environment). Các bên liên quan sẽ dùng dữ liệu này cho các giai đoạn từ thiết kế, thi công, và giúp quản lý vận hành công trình
Một số phần mềm hỗ trợ Bim
Kiến trúc:
Kết cấu:
Cơ điện:
Quản lý dự án:
Dự toán:
Công nghệ BIM đang ngày càng phát triển và được đông đảo các kiến trúc sư, kỹ sư và sinh viên đón nhận. Một số dự án đã đưa công nghệ BIM vào ứng dụng và thu được những kết quả tốt như dự án The Landmark 81, dự án sân bay Cam Ranh…
Quyết Định số 2500/QĐ-TTg-Bộ Xây dựng ngày 22/12/2016 Phê duyệt Đề án “Áp dụng Hệ thống thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình.” Đã đưa ra lộ trình ứng dụng BIM vào thực tiễn ngành xây dựng là một tín hiệu đáng mừng với ngành xây dựng Việt Nam
Tekla Structures là phần mềm của Hãng Tekla - một thành viên của Tập đoàn Trimble. Tekla Structures là phần mềm số một ứng dụng công nghệ BIM hiện nay, cho phép thiết lập và quản lý mô hình 3D kết cấu công trình chính xác, hỗ trợ suốt quá trình xây dựng từ thiết kế đến gia công sản xuất, lắp dựng, quản lý thi công và vận hành sử dụng công trình.
Mô hình Tekla cho nhà thép tiền chế
Sử dụng phần mềm Tekla để mô hình hóa các dự án nhà xưởng tiền chế, nhà khung thép đã thu được những thành quả to lớn đang ngày càng phát triển tại Việt Nam.
Xem thêm bài viết: Cấu tạo nhà xưởng khung thép tiền chế
Kết cấu thép VSTEEL