Theo số liệu từ hải quan Trung Quốc, năm 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu từ nước này sang Mỹ trong đã tăng 20%, đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sắt và thép carbon sang Mỹ đã bất ngờ giảm một phần ba so với mức kỷ lục của năm 2014. Đây là lần giảm đầu tiên của ngành hàng này trong vòng 5 năm qua.
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc trong năm vừa qua dẫn đến sụt giảm nhu cầu tiêu thụ, ngành thép nước này một mặt giảm sản lượng và đóng cửa một loạt các nhà máy và bên cạnh đó là tìm mọi cách xuất khẩu đi khắp thế giới để giải quyết tình trạng dư thừa. Các nước Đông Nam Á nhập ít nhất 40% lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2015. Xuất khẩu thép Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng đến 55% lên 9,7 triệu tấn, trong khi xuất khẩu sang Mỹ giảm 68% chỉ đạt 1,9 triệu tấn.
Xuất khẩu thép Trung Quốc vào Việt Nam và Mỹ trong 5 năm qua
"Ngành công nghiệp thép Trung Quốc luôn coi Đông Nam Á là thị trường có tiềm năng lâu dài, chứ không phải thị trường Mỹ, chỉ là cơ hội nhất thời", Daniel Hynes, chiến lược gia hàng hóa cao cấp của Australia & New Zealand Banking Group tại Australia ( Ngân hàng ANZ) cho biết.
Cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ từng viện dẫn việc nhập khẩu thép từ Trung Quốc gia tăng để yêu chính phủ Mỹ cần thiết phải bảo hộ thương mại nhiều hơn nữa. Donald Trump, ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa, từng tuyên bố hồi tháng 8/2015 rằng Trung Quốc đang bán phá giá một lượng lớn thép vào Mỹ nhờ được chính phủ trợ cấp.
Các nhà sản xuất của Mỹ, bao gồm Nucor, U.S Steel và Steel Dynamics, đã đệ đơn hồi tháng 6 để cáo buộc một số nhà sản xuất thép từ Trung Quốc, Ấn Độ, Italia, Hàn Quốc và Đài Loan bán phá giá vào thị trường Mỹ, làm tổn hại đến các công ty trong nước. Tới tháng 11, chính phủ Mỹ cho biết tất cả các nước kể trên, ngoại trừ Đài Loan, đã trợ cấp cho sản xuất trong nước, có trường hợp lên tới 236% giá thép. Sang tháng 12/2015, Bộ Thương mại Mỹ đã quyết định đánh thuế tới 256% với thép không gỉ nhập từ Trung Quốc.
Kết cấu thép VSTEEL theo Bloomberg