Bài viết chuyên môn

Mác bê tông là gì & bảng tra cường độ bê tông

# Mác bê tông là gì & Bảng tra cường độ bê tông

Hoàng Nam / 5/3/2019 10:56:09 AM

Bê tông là vật liệu xây dụng thông dụng nhất trong xây dựng dân dụng và công nghiệp và các khái niệm như mác bê tông, cấp bền bê tông, độ sụt của bê tông… là những khái niệm không thể không biết đối với sinh viên xây dựng, các kỹ sư và thậm chí cả với chủ đầu tư.

Mác bê tông là gì?

Mác bê tông là ký hiệu bê tông theo tiêu chuẩn Việt Nam được dịch lại từ tiêu chuẩn Liên Xô và vẫn còn được sử dụng đến bây giờ. Mác bê tông là cường độ chịu nén của mẫu bê tông hình lập phương kích thước 15x15x15cm được bảo dưỡng trong điều kiện tiểu chuẩn trong 28 ngày. ( Đơn vị kg/cm2 )

Mác bê tông được phân loại từ: M100, M200, M250, M300, M350, M400, M500... Ngày nay với các phụ gia người ta có thể sản xuất ra bê tông đạt M1000 - M1500.

Trong các dự án xây dựng thông thường như nhà ở, bệnh viện, trường học... hay sử dụng bê tông Mác 250, Bê tông mác cao hơn dùng cho các dự án nhà cao tầng có nhịp và tải trọng lớn hơn.

Bê tông mác 250

Để xác định là bê tông mác M250, người ta tạo các mẫu bê tông hình lập phương và bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn trong 28 ngày, sau đó mẫu được thí nghiệm nén.

Thí nghiệm nén bê tông 

Thí nghiệm nén bê tông mác 250 trong phòng thí nghiệm

Nén mẫu đến khi phá hủy và theo dõi đồng hồ nén:

  • Mẫu bị phá hủy với cường độ > 250 kG/cm2 : bê tông đạt mác 250
  • Mấu bị phá hủy với cường độ < 250 kG/cm2 : bê tông không đạt mác 250 

Biểu đồ phát triển cường độ bê tông

Biểu đồ phát triển cường độ của mẫu bê tông

Nhìn biểu đồ trên chúng ta thấy, bê tông phát triển cường độ rất nhanh trong 3 ngày đầu, đạt 40% cường độ. Đến 7 ngày bê tông đạt 60% cường độ và đạt ~ 100% cường độ khi đủ 28 ngày.

Đó là lý do vì sao mang mẫu bê tông đi thí nghiệm nén để xác định mác bê tông sau khi đủ 28 ngày. Và nhìn biểu đồ này cũng giải thích tại sao cần phải đặc biệt chú ý vấn đề bảo dưỡng bê tông trong 3 ngày đầu tiên sau khi đổ.

Tương tự cho thí nghiệm nén mẫu bê tông mác 300:

  • Mẫu bị phá hủy với cường độ > 300 kG/cm2 : bê tông đạt mác 300
  • Mấu bị phá hủy với cường độ < 300 kG/cm2 : bê tông không đạt mác 300

Xem thêm bài viết:

Bảo dưỡng bê tông

Sau khi đổ bê tông là quá trình ninh kết bê tông, là quá trình hình thành liên kết giữa các thành phần khoáng trong bê tông. Giai đoạn rất quan trọng và cần đảm bảo 2 yếu tố: Tránh việc rung động phá vỡ sự ninh kết và đảm bảo bê tông không bị mất nước quá nhanh gây nứt bề mặt bê tông.

Các phương pháp bảo dưỡng bê tông:

  • Tránh va chạm và tác động mạnh lên cốp pha.
  • Đảm bảo sự kín khít của cốp pha tránh việc chảy nước bê tông trong và sau quá trình đổ bê tông.
  • Phủ 1 lớp nilong mỏng: Trong điều kiện đổ bê tông vào mùa hè nắng nóng, sau khi đổ bê tông phải được tiến hành rải một lớp nilon mỏng lên bề mặt bê tông nhằm hạn chế việc bốc hơi nước trong giai đoạn đầu của quá trình thủy hóa.
  • Trải lên bề mặt bê tông bằng vải bao bố ẩm.
  • Phun nước và ngâm nước giữ độ ẩm cho bê tông.

Bảng tra mác bê tông và cấp độ bền của bê tông

Trong các tiêu chuẩn khác như tiêu chuẩn ACI của Mỹ hay tiêu chuẩn Eurocode của châu Âu, mẫu thí nghiệm không phải là mẫu hình lập phương mà là mẫu hình trụ có kích thước 15x30 cm.

Từ tiêu chuẩn TCVN 356-2005: Tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép, khái niệm mác bê tông không dùng nữa mà thay bằng khái niệm cấp bền của bê tông. Ký hiệu là B: B20, B25, B30... Đơn vị là Mpa. 1 Mpa = 10 kG/cm2 

bảng tra cường độ bê tông

Bảng tra mác bê tông và cấp độ bền

Độ sụt của bê tông

Độ sụt của bê tông thể hiện độ dẻo và tính dễ chảy của bê tông. Giá trị này được quan tâm trong quá trình thi công ngoài công trường, nó phụ thuộc vào biện pháp thi công bê tông, ví dụ biện pháp bơm cần hay bơm tĩnh, thi công bê tông móng hay bê tông cột...

Thí nghiệm độ sụt bê tông với dụng cụ phễu hình nón

Độ sụt của bê tông được thí nghiệm ngay tại hiện trường, công tác thí nghiệm độ sụt gồm các bước:

  • Cho hỗn hợp bê tông vào phễu, đầm cho bê tông đều bằng que đầm và gạt bỏ phần bê tông thừa trên phễu
  • Từ từ rút phễu lên trong thời gian ~ 5s sao cho bê tông trong phễu không di chuyển
  • Đợi mẫu bê tông sụt xuống ổn định
  • Lấy thước đo khoảng cách từ đỉnh của bê tông và chiều cao của phễu
  • Khoảng cách này thể hiện độ sụt của bê tông

Thí nghiệm độ sụt bê tông

Thí nghiệm độ sụt bê tông trên công trường

Thông thường độ sụt của bê tông được quy định rõ ràng trong ghi chú chung trong bản vẽ thiết kế kết cấu:

  • Độ sụt của các cấu kiện móng, cột, dầm sàn đổ bằng bơm bê tông: 6 - 10 cm
  • Độ sụt của bê tông đổ bằng bơm tĩnh: 8 – 12 cm
  • Độ sụt bê tông cọc khoan nhồi: 8 – 12cm

Xem thêm bài viết:

Kết luận

Công tác thi công và nghiệm thu bê tông là công tác rất quan trọng để đảm bảo khả năng chịu lực cũng như tính thẩm mỹ của công trình. Hi vọng bài viết hữu ích cho các bạn!!! 

Kết cấu thép VSTEEL

Tags:

Tin liên quan

Tin khác